Dinh Dưỡng Cho Trẻ Từ 4 Tháng Tuổi

Khi đến giai đoạn 3-4 tháng, nhu cầu sắt của trẻ tăng lên vì lượng sắt có trong sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa thiếu sắt & sự kém phát triển của não bộ ở trẻ nhỏ. Nhưng cần lưu ý việc cung cấp quá nhiều sắt cũng có thể gây hại. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất, đặc biệt là sắt và vitamin, để giúp bé phát triển khỏe mạnh. Để hiểu rõ hơn cùng Phòng Khám Nhi Đồng Zen xem qua bài viết này nhé!

Thời gian ăn đảm bảo khoa học cho trẻ

  • 5 giờ sáng: Cho bé bú 120-180ml sữa và sau đó ru bé ngủ.
  • 8-9 giờ sáng: Cho bé tiếp tục bú 120-180ml sữa & kèm trái cây nghiền (chủ yếu ăn nước).
  • 9-12 giờ trưa: Nói chuyện & chơi đùa với bé. Cho bé ăn hoa quả nghiền (chủ yếu ăn nước).
  • 12 giờ 30 trưa: Tiếp tục cho bé bú thêm 120-180ml sữa, sau đó cho bé đi ngủ trưa.
  • 4 giờ chiều: Cho bé ăn thêm 120-180ml sữa. Sau đó, cho bé ngủ hoặc chơi cùng bé.
  • 7-8 giờ tối: Cho bé bú thêm khoảng 120-180ml sữa và ru bé ngủ.
  • 12 giờ đêm: Tiếp tục cho bé bú 120-180ml sữa và ru bé ngủ.
  • 3 giờ sáng: Cho bé bú ít hơn 120-180ml sữa.

Lưu ý chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng trẻ dựa trên thể trạng & sức ăn. Trẻ ở giai đoạn 3-4 tháng vẫn cần được bú khoảng 700ml sữa/ngày, chia thành 6-7 bữa/ngày.

Trẻ 3-4 tháng tuổi có thể ăn được những gì?

Trẻ ở độ tuổi này thường chủ yếu được nuôi bằng sữa mẹ. Ngoài ra, trẻ có thể ăn một số loại trái cây giàu vitamin, nhưng cần nghiền nhuyễn & loại bỏ hạt để cung cấp thêm dưỡng chất.

Trẻ 3-4 tháng tuổi có thể ăn dặm không?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia tại Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ nên chỉ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ có thể bắt đầu thử ăn các loại thực phẩm mềm và uống sữa công thức. Tháng thứ 7 được xem là thời điểm tốt nhất và an toàn nhất để bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, một số mẹ có kinh nghiệm cho rằng, nếu trẻ có sức khỏe tốt và phát triển đúng chuẩn, có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ 4 tháng tuổi.

Dấu hiệu trẻ sẵn sàng ăn dặm từ 4 tháng tuổi

  1. Cân nặng của bé tăng gấp đôi so với lúc mới sinh, ít nhất đạt 6kg.
  2. Số lần bé bú trong ngày tăng lên khoảng 8-10 lần, với lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức khoảng 1000ml, nhưng bé vẫn thường xuyên thấy đói, quấy khóc, và có thể mút tay.
  3. Bé đã biết ngồi dựa, ưỡn ngực, quay đầu, cúi về phía trước hoặc ngửa ra sau, biểu thị muốn ăn.
  4. Bé thể hiện sự quan tâm và thích thú khi nhìn thấy người khác ăn, có khả năng nắm thìa và cố gắng đưa thức ăn vào miệng.
  5. Khi bố mẹ đưa thức ăn vào miệng bé, bé sẽ nếm và liếm, sau đó nuốt và có thể cười.

Trẻ 3 – 4 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

  • Táo
  • Đào
  • Mận
  • Xoài
  • Hồng xiêm
  • Chuối

Tuy nhiên, mẹ cần chú ý những điểm sau:

  • Xay nhuyễn trái cây để bé dễ ăn và tiêu hóa.
  • Cho bé ăn từ từ và theo từng phần nhỏ, sau đó quan sát xem bé có biểu hiện dị ứng hay đau bụng không, trước khi quyết định cho bé tiếp tục ăn.
  • Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn trái cây là cách bữa chính từ 1-2 tiếng, với tần suất ăn 1 lần trong khoảng 3 ngày.

Các loại thịt trẻ có thể ăn từ 4 tháng tuổi

  • Thịt heo
  • Thịt gà
  • Thịt cá chép
  • Thịt tôm

Ăn dặm ở trẻ 3-4 tháng chỉ để bé nếm thử. Bắt đầu với ít nhất 1-2 thìa và dần tăng lượng. Thức ăn chủ yếu là bột lỏng và nhuyễn. Mẹ cần cho bé ăn bột ngũ cốc, bột rau củ, hoa quả nghiền trước, sau đó mới chuyển sang lòng đỏ trứng gà, bột cá, bột thịt gà, thịt lợn và thịt bò.

Mẹ cần lưu ý không ép bé ăn dặm quá sớm, kể cả nước hoa quả nghiền cho bé 4 tháng tuổi. Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và việc ăn dặm sớm có thể gây khó tiêu, biếng ăn và biếng bú. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé 4 tháng tuổi là quan trọng để tăng trưởng và phát triển đúng cách.

Nếu cần tư vấn về việc trẻ chỉ uống sữa có đủ dinh dưỡng không, mẹ có thể đặt lịch khám tại Phòng Khám Nhi Đồng Zen Bác sĩ Nhã sẽ trực tiếp tư vấn cách bổ sung dinh dưỡng để bé tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Leave a comment