Tiêm Ngừa Vắc Xin Sởi Cho Trẻ 9 Tháng Tuổi
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Để phòng ngừa bệnh, việc tiêm vắc xin sởi là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất. Trẻ em có nguy cơ cao mắc sởi nếu không tiêm vắc xin đúng lịch trình. Tuy nhiên, một số phụ huynh chờ đợi để tiêm vắc xin phối hợp 3 trong 1 (sởi-quai bị-rubella) trong tiêm chủng dịch vụ từ 12 tháng tuổi, điều này dẫn đến nguy cơ trẻ bị bệnh do không tiêm đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Trong bài viết này Phòng Khám Nhi Đồng Zen sẽ giúp bạn cung cấp thông tin về vắc xin sởi và những lưu ý quan trọng khi tiêm. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Tổng quan về bệnh sởi ở trẻ
Sởi – Bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em do virus sởi (ARN thuộc chi Morbillillin nằm trong họ Paramyxoviridae). Triệu chứng ban đầu gồm ho, sốt, viêm mũi và viêm kết mạc. Phát ban đỏ sưng dần trên toàn cơ thể, kéo dài 3-5 ngày. Cơn sốt cao lên đến 40-41 độ C.
2. Biến chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh sởi
Biến chứng virus sởi thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi, cũng như đối tượng bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch. Tỷ lệ biến chứng có thể lên đến 40% bao gồm:
- Viêm phổi nặng: Sởi có thể gây bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, dẫn đến viêm phế quản và viêm tai giữa. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ mắc sởi và có thể tiến triển thành viêm phổi nặng.
- Viêm đường tiêu hóa: Sởi có thể gây viêm nhiễm và viêm ruột, gây khó khăn trong ăn uống, khó nuốt và đau. Biến chứng nặng có thể là viêm niêm mạc miệng gây tổn thương niêm mạc và tiêu chảy.
- Loét giác mạc: Sởi gây viêm giác mạc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của trẻ. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhìn, thị lực yếu và biến chứng lâu dài có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.
Tác động tiêu cực khác: Trẻ mắc sởi nặng mất thời gian lâu để chữa trị. Biến chứng nặng cũng có thể gây suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ tử vong.
3. Tiêm vắc xin sởi cho trẻ là biện pháp phòng bệnh quan trọng
Việt Nam hiện đang sử dụng 3 loại vắc xin phòng sởi: MVVac (vắc xin sởi đơn), MMR II (vắc xin 3in1 Sởi – Quai bị – Rubella từ Mỹ) và MMR (vắc xin 3in1 từ Ấn Độ). Hiệu quả của vắc xin sởi đã được chứng minh qua nghiên cứu y tế hiện đại. Vắc xin sởi cho trẻ 9 tháng tuổi có tỷ lệ miễn nhiễm 85% sau liều đầu tiên, và tỷ lệ này tăng dần theo thời gian.
4. Tiêm sởi cho trẻ đúng lịch
Lịch tiêm phòng sởi cho trẻ ở Việt Nam như sau: Trẻ được tiêm vắc xin sởi đầu tiên khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm phòng sởi thứ hai sẽ được thực hiện trong khoảng 15-18 tháng tuổi. Mũi tiêm phòng sởi thứ ba có thể được tiến hành khi trẻ đạt 4-5 tuổi.
Lưu ý giữ khoảng cách tối thiểu 6 tháng giữa hai mũi tiêm. Đối với trẻ từ 15 đến 18 tháng tuổi, có thể tiêm kết hợp vắc xin 3 trong 1 phòng sởi, quai bị và Rubella (MMR II). Mũi tiêm nhắc lại thứ 2 được thực hiện trong khoảng 2-5 tuổi.
5. Hiệu quả của vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi
Vắc xin sởi đã được kiểm chứng và mang lại hiệu quả thực tế. Khi tiêm vắc xin, cơ thể trẻ sẽ sản xuất kháng thể chống lại virus sởi. Nghiên cứu thấy một số bằng chứng cho rằng MCV1 dùng cho trẻ dưới 9 tháng tuổi dẫn đến hiệu giá kháng thể thấp hơn sau một hoặc hai liều MCV tiếp theo so với nhóm trẻ được bắt đầu tiêm vắc-xin sởi từ 9 tháng tuổi trở lên. Vậy nên thời điểm thích hợp nhất để tiêm mũi đầu tiên ở giai đoạn 9 tháng tuổi. Lúc này, trẻ cần tiêm 1 mũi vắc xin sởi đơn.
Đối với thanh thiếu niên và những người chưa tiêm vắc xin sởi và có nguy cơ cao mắc bệnh, cần tiêm ít nhất 2 mũi vắc xin này trước khi đi đến các vùng nguy hiểm. Ngoài ra, phụ nữ có kế hoạch mang thai cần tiêm vắc xin sởi ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang bầu.
6. Những trường hợp cần lưu ý khi tiêm vắc xin sởi cho trẻ
Vắc xin phòng sởi không được tiêm cho các trường hợp sau đây:
- Trẻ em có tiền sử mẫn cảm hoặc phản ứng dị ứng với thành phần của vắc xin.
- Trẻ em mắc các bệnh nghiêm trọng như sốc phản vệ, suy tim, suy thận, suy gan, thiếu máu…
- Trẻ em đang trong giai đoạn viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng cấp tính.
- Trẻ em đã nhận máu hoặc sử dụng sản phẩm globulin trong vòng 3 tháng gần đây.
- Trẻ em đã hoàn tất liệu trình “xạ trị” hoặc điều trị corticoid trong 14 ngày gần đây.
Ngoài ra ba mẹ có thể tham khảo những lưu ý khác khi tiêm chủng cho trẻ tại bài viết Khám và tư vấn tiêm chủng cho trẻ tại phòng khám nhi đồng Zen . Hoặc liên hệ trực tiếp bác sĩ Nhã tại đây:
Leave a comment